0989.123.508
Mobile
9. Tài liệu GLP- Kiểm nghiệm
Các loại tủ sinh học
Cập nhật: 09/10/2016
Lượt xem: 1562
Tủ an toàn sinh học là công cụ sơ cấp nhằm bảo đảm an toàn sinh học khi làm việc với các vi sinh vật gây nhiễm. Tuy nhiên tủ an toàn sinh học chỉ là một phần của chương trình an toàn sinh học, đòi hỏi phải có kỹ thuật vi sinh tốt.
Tủ an toàn sinh học là công cụ sơ cấp nhằm bảo đảm an toàn sinh học khi làm việc với các vi sinh vật gây nhiễm. Tuy nhiên tủ an toàn sinh học chỉ là một phần của chương trình an toàn sinh học, đòi hỏi phải có kỹ thuật vi sinh tốt.

Tủ an toàn sinh học được thiết kế để ngăn ngừa các tác nhân sinh học tiếp xúc với cá nhân và môi trường cũng như bảo vệ các vật liệu thí nghiệm tránh bị nhiễm khi thực hiện các quy trình và kỹ thuật phù hợp. Có 3 loại tủ an toàn sinh học là cấp 1, cấp 2 và cấp 3 được phát triển để phù hợp với các nhu cầu nghiên cứu và y tế.

Phân loại tủ an toàn sinh học



Tủ an toàn sinh học sử dụng màng lọc HEPA trong hệ thống khí thải và khí cấp. Màng lọc này dùng để bảo vệ khỏi các hạt có kích thước nhỏ, bao gồm cả tác nhân sinh học sử dụng trong tủ. Để bảo vệ khỏi các hơi phát xa từ đồng vị phóng xạ hoặc hóa chất độc hại chỉ được sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 2 loại B, được gắn trực tiếp vào hệ thống xả thải.
 
Tủ an toàn sinh học cấp 1
 
Tủ an toàn sinh học cấp 1 bảo vệ cá nhân và môi trường nhưng không bảo vệ mẫu. Dòng khí chảy rối của nó tương tự tủ hút khí độc , nhưng có màng lọc HEPA ở hệ thống thải khí để bảo vệ môi trường. Loại tủ kiểu cũ này ít thấy trong các phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh.
 
Tủ an toàn sinh học cấp 2
 
Tủ an toàn sinh học cấp 2 bảo vệ người sử dụng, vật liệu thí nghiệm và môi trường. Tủ an toàn sinh học cấp 2 là loại phổ biến nhất trong các phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh. Dòng khí trong phòng xung quanh người sử dụng được hút vào các lỗ khí ở mặt trước của tủ có tác dụng bảo vệ người sử dụng. Thêm vào đó, dòng khí chảy lớp đi xuống qua màng lọc HEPA có tác dụng bảo vệ vật liệu thí nghiệm bên trong tủ. Dòng khí xả qua màng lọc HEPA nên không còn tác nhân nhiễm, bảo vệ môi trường, và có thể tuần hoàn trở lại vào phòng thí nghiệm ở tủ cấp 2 loại A, hoặc theo ống dẫn ra bên ngoài ở tủ cấp 2 loại B.
 
Tủ an toàn sinh học cấp 3
 
Tủ an toàn sinh học cấp 3 rất thích hợp khi thao tác với các tác nhân nguy hiểm sinh học cần mức độ an toàn sinh học cấp 3 hoặc 4. Tủ an toàn sinh học cấp 3 là hệ kín hoàn toàn. Tủ có màng lọc HEPA đối lưu gắn găng tay, khử nhiễm mẫu vào hoặc ra. Loại tủ này đảm bảo mức độ bảo vệ cá nhân và môi trường cao khỏi các sol khí nhiễm.
 
Tủ cấy vi sinh
 
Mặc dù có hình dáng bên ngoài gần tương tự nhưng tủ cấy vi sinh không phải là tủ an toàn sinh học. Không khí trong phòng qua màng lọc thô và lọc HEPA để loại bỏ nhiễm, bụi và các hạt khác. Không khí tinh khiết sẽ đi vào bề mặt làm việc qua một dòng khí trực tiếp không chảy rối. Loại tủ này bảo vệ mẫu nhưng không bảo vệ người sử dụng. Không sử dụng tủ cấy vi sinh để thao tác với bất kỳ tác nhân nguy hiểm sinh học hoặc các vật liệu nguy hiểm khác.

GMPclean - Chuyên gia cơ điện
  Phòng sạch & Nhà máy GMP

 
  Hà Nội: Tâng 6, Tòa nhà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  Kho thiết bị : Cụm Công nghiệp Từ Liêm - Hà Nội
  Hotline: 0989.123.508
  Email: gmpcleanvn@gmail.com
  Website: www.gmpclean.vn
  Sở hữu bởi One Key Services JSC

Đang online: 31
|
Tổng số truy cập: 7.733.170