Kinh nghiệm tính công suất điện cho máy bơm nước thường, chọn bơm nước bình thường trong công nghiệp thì 2 yếu tố chính là lưu lượng và cột áp.
Hôm nay rảnh định trao đổi kinh nghiệm của mấy bác về chọn công suất điện cho máy bơm. Hồi xưa giờ toàn ước lượng nhẩm công suất không ah, chọn công suất dư lớn lắm, lại hao tiền.v.v nên muốn lên đây học hỏi xem có cách nào chọn chính xác hơn không ???.
Thế này: chọn bơm nước bình thường trong công nghiệp thì 2 yếu tố chính là lưu lượng và cột áp:
Tra theo đồ thị dưới đây cho công suất điện HP, bơm nước thường công nghiệp (lấy chuẩn bơm TECO heng). Với máy củ quấn lại mình lấy bằng 80% so với công suất TECO hay máy mới mua ở ngoài mình lấy 90%. Nếu máy chuẩn châu âu, hiệu suất cao hơn khoảng 1,1 lần.
Ta có đồ thị tra bơm sao: (trang 9,10,11,12) trong catalog: http://www.mediafire.com/view/?onhphdrraarfd1b
Và những máy công suất lớn:
Như các bác đã thấy, từ đó mình dể dàng nhắm công suất ngựa điện để chọn bơm nước cho xưởng.
Về lưu lượng: cái này mấy bác tính được mà
Trong một giờ thì bơm đầy bồn 3 mét khối => lưu lượng 3 khối/giờ
muốn bơm đầy 2 bồn, mỗi bồn 4 mét khối trong 3 giờ =>8 khối/3giờ =>2,7 khối/giờ
Trên máy có sẳn lưu lượng cần bơm qua, rồi lấy tổng lưu lượng các máy ra lưu lượng chính.
Về cột áp: từ điểm thắp nhất đến điểm cao nhất theo mét độ cao+ tổn thất áp trên co cút tê, ma sát thành ống (do ống sần xùi và ống kích cở nhỏ) + tổn thất áp ở đầu vào khi chạy qua tải
Thường mình nhắm cứ 1 co vuông thì 3% lưu lượng tổng, và 5 mét ngang bằng một mét cao
Sau khi có được cột áp mình nhân thêm hệ số an toàn 1,4 lần (không biết cao quá hông).
Tra trên đồ thị, mình tính được công suất ngựa điện và chọn mua bơm nước.
Có một số vấn đề:
Tốc độ bơm:
bơm 2 cực tốc độ 3000 vòng/phút và 4 cực 1500 vòng/phút =>theo mình cũng như hộp số trên xe máy, giữa số 2 và số 4 cùng 1 block máy tạo ra momen xoắn như nhau, nhưng tốc độ khác nhau.
Nên theo mình nghĩ với tải nặng ban đầu lớn hay cột áp cao nên chọn máy bơm1500 v/p, còn loại không cần tải nặng mà lượng nước nhiều thì mình chọn 3000v/p.
Hồi xưa giờ toàn chọn 1500 v/p với bơm nước không ah, chỉ có quạt sấy nóng ở container bao bì thì mình mới chọn 3000 v/p. Ở những máy ép màng nhựa công suất lớn, motor lớn 35 kw thường quấn 2p = 8 (tốc độ 750 v/p, moment xoắn tạo ra lớn, không cần hộp số).
Độ nhớt bơm: (nếu không phải là nước)
Thường mình lấy khối lượng riêng của nước là 1000 kg/khối làm chuẩn (1000 <=> 100%), nếu chất lỏng bơm không phải là nước, ví dụ như axit sunfuric với khối lượng riêng ở 20’C là 1839 kg/khối.
khối lượng riêng http://www.mediafire.com/?bqugww73c5088
Vậy thì mình thường tính là 1839/1000 x 100% = 1,839 (công suất điện bơm nước thường).
Bơm trong chiller:
thường mình tính đúng công suất mà nhà sản xuất đưa ra nhằm đảm bảo tốc độ nước qua chiller là ổn định. Nếu vận tốc nước qua nhanh quá sẻ mau làm mòn ống đồng chiller, vận tốc chậm quá sẻ nhiệt độ nước đầu vào và ra chênh lệch nhiều cũng không tốt đến áp suất đầu hút và đẩy máy nén chiller.
Ví dụ nước qua bầu ngưng chiller bơm nước qua chậm quá dẩn đến thải nhiệt qua tháp không tốt sẻ dẩn đến cao áp máy nén, hoạt động lâu giảm tuổi thọ máy nén chiller. Nước qua nhanh quá, sẻ có một phần ma sát và axit nhanh ăn mòn ống đồng chiller.
Bởi vậy bơm trong chiller thường chọn bơm theo tiêu chuẩn nhà sản xuất làm sao đảm bảo chỉ một vận tốc nước qua chiller là ổn định. Đảm bảo được tuổi thọ máy nén.
Với chiller xài biến tần, thì phải thiết kế biến tần chạy cùng tần số luôn cho hệ thống (chỉ một tần số cho bơm nước và chiller như thế thì ổn định hơn cả). Trong công nghiệp, nếu dùng thêm bồn nước để dự trử công suất lạnh và có cấp giảm tải trên chiller thì vẫn tiết kiệm điện hiệu quả gần bằng biến tần, chỉ tốn điện riêng cho bơm phải hoạt động liên tục thôi (bơm không ngừng nhằm đảm bảo cho sự ổn định nhiệt đầu dò cảm biến nhiệt).
Bác nào bên bán bơm chia sẻ ít kinh nghiệm chọn bơm đi, mình thì kinh nghiệm chọn là chính thôi.
Hay rảnh ủng hộ mình vài cái water chiller là mình vui rồi (công ngồi viết và post hình nữa ngày đó) xin cám ơn !.